Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


ĐÂY LÀ NƠI TRAO ĐỔI TRÒ CHUYỆN CỦA ANH EM VNPT VŨ THƯ
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
Navigation

 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 15 người, vào ngày 14/4/2024, 23:55
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar

 

 NHÀ NGOẠI CẢM PHAN THỊ BÍCH HẰNG ĐI TÌM MỘ PHẦN 1

Go down 
Tác giảThông điệp
boytrai

boytrai


Tổng số bài gửi : 33
Join date : 03/03/2010
Đến từ : Heaven

NHÀ NGOẠI CẢM PHAN THỊ BÍCH HẰNG ĐI TÌM MỘ PHẦN 1 Empty
Bài gửiTiêu đề: NHÀ NGOẠI CẢM PHAN THỊ BÍCH HẰNG ĐI TÌM MỘ PHẦN 1   NHÀ NGOẠI CẢM PHAN THỊ BÍCH HẰNG ĐI TÌM MỘ PHẦN 1 I_icon_minitime4/3/2010, 22:55

NHÀ NGOẠI CẢM PHAN THỊ BÍCH HẰNG ĐI TÌM MỘ PHẦN 1 2mx90eimrps1l

Phan Thị Bích Hằng sinh ra và lớn lên ở một ngôi làng nghèo thuộc xã
Khánh Hòa, Yên Khánh, Ninh Bình. Năm 1990, khi 17 tuổi, vừa thi đại học
về, Hằng cùng một cô bạn gái đang đi trên đường bỗng có một con chó nhảy xổ ra cắn. Hằng bị cắn vào chân trái, cô bạn gái bị cắn vào tay trái.Cũng như người dân ở các vùng nông thôn, Hằng và cô bạn cảm thấy chuyện bị chó cắn rất bình thường, rồi quên ngay sau đó. Vài ngày sau khi bị chó cắn, Hằng nhận được giấy báo đỗ đại học.

Khoảng một tháng sau, cô bạn đột nhiên không nói được nữa, hàm răng cứng lại. Nghĩ là bị đau răng, Hằng đưa cô bạn đi khám. Bác sĩ nha khoa kiểm tra và khẳng định không phải do đau răng. Hai người lại đèo nhau đến Bệnh viện Quân y 5 Ninh Bình.

Sau khi khám xét, bác sĩ bảo bạn gái của Hằng có triệuchứng của người bị bệnh dại. Tưởng như đất dưới chân sụt xuống, tử thầnđã nắm tay mình dắt đi, Hằng nói như người mất hồn: “Đúng như vậy. Cháu
và cô bạn đều bị một con chó cắn”. Sau hôm đó, Hằng cũng hôn mê bất
tỉnh. Cô bạn thân thì đã qua đời.

Gia đình đưa cô đi chữa trị nhiều nơi, bằng cả Đông y lẫn Tây y, song các bác sĩ, thầy lang đều lắc đầu, bởi bệnh này từ xưa đến nay không ai chữa khỏi. Khi đến nhà một ông thầy lang theo Thiên Chúa giáo, ông xem xét kỹ biểu hiện cơ thể rồi nói một câu an ủi: “Chúa lòng lành sẽ che chở cho con”.

Sau đó, ông bảo người con trai ra nghĩa địa lấy một mảnh ván mà người ta vừa bốc lên hôm trước, rồi bào chế với vài vị thuốc. Để giành giật giữa sự sống và cái chết, gia đình Hằng liền cho cô uống ngay vị thuốc khủng khiếp này.

Sau khi uống thuốc, ông thầy lang bảo với bố mẹ Hằng: Sau 3 tiếng đồng hồ cháu sẽ cảm thấy nóng khắp người, lên cơn sốt mê man, nói sảng, thậm chí lên cơn điên cắn xé. Nếu 3 ngày sau cháu hết cơn thì cháu sống được còn nếu lên cơn trở lại thì cháu không sống được nữa. Tôi rất muốn cứu cháu nhưng khả năng của tôi chỉ có vậy.

Đúng như lời ông thầy lang nói, 9h tối Hằng lên cơn cắn xé điên cuồng, đến 11h đêm mới thiếp đi.
Ngày thứ nhất, ngày thứ hai không thấy triệu chứng gì. Ngày thứ ba, khi
cùng người anh trai của cô bạn gái đã mất ra mộ thắp hương thì đột nhiên
Hằng cảm thấy có một luồng khí lạnh chạy dọc sống lưng. Hằng liền nói:
“Anh đưa nhanh em về, em sắp lên cơn điên rồi”. Từ đấy, Hằng không còn biết gì nữa.

Đến 1h sáng hôm sau, gia đình không còn hy vọng bởi Hằng đã hoàn toàn tắt thở. Bình thường, những người trẻ tuổi như Hằng ở
quê được khâm liệm rất nhanh rồi đem chôn, không tổ chức lễ tang, kèn
trống.

Thế nhưng, có một ông cụ dạy chữ nho ở làng rất giỏi tử vi vào nhà Hằng, sau một hồi tính toán, ông bảo: “Thứ nhất, chưa qua giờ
Thìn không được khâm liệm cháu; thứ hai, cứ để nó nằm như thế, không
được thắp hương”.

Lúc đó, một ông bác sĩ nói: “Tốt nhất đậy mặt cháu lại, để gia đình đi chuẩn bị cho cháu, tại sao cụ lại nói vậy”. Ông cụ đó nói tiếp: “Các anh thì có cả một nền y học hiện đại, còn tôi chỉ là tàn hương nước thánh, nhưng tôi khẳng định nó không chết”.

Nghe cụ già và bác sĩ tranh cãi, gia đình Hằng rất hoang mang, không biết xử trí thế nào. Thế nhưng, ai đi mua gỗ đóng quan tài cứ đi, ai ngồi chờ xem lời ông cụ linh ứng thế nào thì cứ chờ.

Hồi khắc khoải chờ chết, Hằng có hỏi bố (bố Hằng là quân nhân): “Vì sao những vị lãnh đạo khi chết người ta lại bắn 7 loạt đại bác”, bố Hằng trả lời: “Để linh hồn mau siêu thoát”. Nghe bố nói vậy, Hằng liền bảo: “Khi con mất bố bắn cho con bảy phát đạn để con mau siêu thoát trở về với gia đình mình”.

7h sáng hôm đó bố Hằng mới về đến nhà. Trông thấy đứa con gái tội nghiệp tắt thở nằm đó ông không kìm được nước mắt. Nhớ lời hứa với đứa con gái,ông lôi súng ngắn ra bắn. Tiếng súng nổ làm Hằng bật tỉnh dậy và phản xạ đầu tiên là lao ra phía tiếng súng gọi “Bố ơi!”.

Hằng đạp phải những chiếc vỏ đạn và ngã rất mạnh xuống sân. Mọi người liền khiêng cô vào trong nhà. Sau khoảng nửa tiếng, Hằng tỉnh lại hoàn toàn. Khi đó, một cảm giác rất kỳ lạ đến với cô. Thân thể dường như mất trọng lượng, như đang bay và nhìn mọi người như ở một thế giới khác.

Theo lời Hằng, trong thời gian 30 phút bất tỉnh do trượt ngã đập đầu xuống sân, cô thấy bà nội và bà ngoại (cả hai đều đã mất) gọi cô. Hằng thấy mình đang đi qua một cây cầu bắc qua con sông lớn với mây mờ sương khói bao phủ. Phía bên kia cầu, bà ngoại cùng rất nhiều người đứng vẫy tay, bà nội thì đứng bên bờ này kéo lại.

Cố vùng vẫy, Hằng tuột khỏi tay bà. Đúng lúc đó thì tiếng súng làm Hằng giật mình tỉnh dậy. Mọi người đều vui mừng khôn xiết, coi việc Hằng sống lại là chuyện thần kỳ.

Vàitháng sau, khi khỏe mạnh hẳn, Hằng thường đi lung tung, không có định hướng. Điều kỳ dị là nhìn mặt mọi người Hằng có thể biết được họ còn sống lâu hay sắp chết. Một số người đang khỏe mạnh song lại cứ như có ai đó nói với cô rằng họ sắp chết, thế là cô tìm họ nói cho họ biết rằng họ sắp chết.Không ít lần cô bị ăn đòn vì... độc mồm, độc miệng.

Ngày đó, trong làng có ông Vũ Văn Trác, 50 tuổi, rất khỏe mạnh và quý
mến Hằng. Ngày Hằng còn bé, có cái bánh, cái kẹo ông đều dành
cho.Một hôm, gặp ông Trác đi làm đồng về, Hằng bảo:“Ông ơi, chắc là ông sắp mất rồi. Ông đừng đi làm nữa cho khổ!”. Nghe Hằng nói thế, ông Trác cầm cái roi trâu quát: “À, tưởng là con cô giáo mà tao không dám đánh à? Bố mày có là đại tá thì hôm nay tao cũng phải cho mày một trận”.

Khi ông Trác cầm roi trâu đuổi, Hằng còn vừa chạy vừa quay lại bảo: “Ông sẽ chết thật mà”. Ông Trác tức sôi máu đánh Hằng một trận, cô đau phát khóc, nhưng vừa khóc vừa khẳng định vài ngày nữa ông sẽ chết.

Hôm ấy những người chứng kiến được bữa cười ra nước mắt. Nhưng rồi, vài ngày sau loa truyền thanh xã thông báo ông Trác chết thật. Thông tin ấy làm cả làng sợ hãi.

Tiếp sau ông Trác là ông Bùi Văn Trai, Chủ nhiệm HTX thêu xuất khẩu xã Khánh Hòa. Ông Trai là bạn rất thân của mẹ Hằng. Hôm đó, giữa hội trường UBND xã, rất nhiều người chứng kiến, Hằng nói: “Đến tháng giêng là chú chết đấy, có bao nhiêu hợp đồng xuất khẩu chú bàn giao hết đi, nếu không đến lúc ấy lại không kịp”.

Ông Trai bực mình nói với bố mẹ Hằng rằng: “Anh chị phải về dạy bảo con, chứ cứ để nó huyên thuyên như thế là không được”. Không ngờ, đầu tháng giêng ông Trai chết thật. Sau chuyện đó cả làng bảo
Hằng bị ma ám, nói ai chết là người ấy chết. Người ta cứ nhìn thấy Hằng
là tránh xa.

Mọi người trong gia đình Hằng đều đau khổ. Mẹ Hằng là giáo viên dạy giỏi nhiều năm, các phụ huynh đều rất tin tưởng khi concái họ học lớp bà chủ nhiệm, nhưng biết chuyện của Hằng thì đều xin cho con chuyển lớp.

Hằng ra sức thuyết phục mọi người rằng cô không bị thần kinh, những chuyện đó là do cô nhìn thấy, nhưng không ai tin. Cha mẹ Hằng đưa cô đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác khám thần kinh, rồi đưa đi gặp hết “cậu nọ, cô kia” cúng bái.

Mặc dù khi đóHằng có khả năng phán đoán được tình trạng sức khỏe, thậm chí cả suy nghĩ của người khác, song Hằng đau khổ đến nỗi chỉ mong quên hết khả năng ấy đi.

Theo lời kể của Hằng, một ngày, trong cơn tuyệt vọng, Hằng ao ước được "nhìn thấy" bà nội và bà ngoại, những người cô rất yêu
quý. Thế rồi, kỳ lạ thay, vào ngày giỗ bà nội, Hằng “nhìn thấy” bà nội
(bà chết khi Hằng 10 tuổi) về, bế theo một đứa trẻ và dắt theo một đứa
nữa.

Hằng nói chuyện với bà, rồi kể cho mọi người nghe. Ông nội
nghe Hằng nói liền kể rằng đó là hai đứa con của ông đã mất lúc 8 tháng
và 3 tuổi. Lúc này, mọi người mới kinh hoàng nhận ra rằng, Hằng có khả
năng đặc biệt.

Ngôi làng Hằng đang sống có ngôi chùa Dầu rất cổ.
Khi nhà Trần đánh tan Chiêm Thành, bà Huyền Trân Công Chúa không về
Thăng Long mà vào tu ở ngôi chùa này. Sau này gia tộc họ Trần cũng về đây ở, rồi chết đi thì chôn luôn ở quanh chùa.

Một lần, Hằng vào nhà ông chú ruột chơi rồi bảo rằng, trong vườn nhà chú có bóng người. Nhà chú Hằng ai cũng mắc bệnh kỳ lạ, teo một bên chân, ngoẹo một bên đầu về bên phải, nên ông rất tin lời Hằng nói.

Thế là hai chú cháu đào bới thử mảnh vườn. Không ngờ thấy một lớp ngói đã mục, rồi đến một lớp đất đỏ. Gạt lớp đất đỏ ra thì thấy lớp quách bằng hợp chất gồm vỏ hến, vôi, mật. Phá lớp này ra thì thấy cỗ quan tài chạm trổ rất đẹp bằnggỗ ngọc am. Bật nắp quan tài thấy xác ướp người đàn ông. Sau này, các nhà sử học xác định ngôi mộ có tuổi 700 năm.

Chính gia đình Hằng cũng để thất lạc mộ cụ 4 đời. Nhiều lần, bố Hằng nhờ đồng đội về đào bới mà không thấy. Đúng ngày giỗ cụ, Hằng thử đi tìm. Không ngờ, Hằng “nhìn” thấy mộ cụ nằm trên đường đi. Hằng liền rủ mấy người anh ra đường đào.

Mấy anh bảo vệ xã nhìn thấy thì bảo: “Chết dở thật. Con ôngbộ đội rỗi việc đi phá đường”. Hằng khẳng định dưới lòng đường có mộ thì mấy anh bảo vệ bảo: “Thế thì đem cuốc xẻng ra đào thử xem con dở hơi
này nó nói có đúng không!”.

Khi đào sâu gần 2m thì xuất hiện một tấm gỗ có khảm chữ Hán. Hằng liền đem rửa mảnh gỗ đi rồi mang cho ông nội đã 80 tuổi đọc. Ông nội Hằng đọc thấy hai dòng chữ ở hai mặt tấm gỗ là “Âm thủy quy nguyên” và “Vinh quy bái tổ” thì lăn ra khóc. Bao nhiêu năm nay đã nhiều đêm ông không nhắm mắt được vì đã để thất lạc mộ tổ.

Lúc này, mọi người không còn nghi ngờ gì về khả năng đặc biệt của Hằng nữa.Nhưng bố Hằng, là một cán bộ được rèn luyện trong môi trường quân ngũ, tính tình cứng rắn, chỉ tin vào khoa học nên vẫn chưa tin vào khả năng của Hằng.

Ông bỏ cả việc cơ quan để ở nhà trông Hằng, đuổi hết những người tìm đến “cầu thánh, cầu thần”. Để chứng minh với bố rằng cô
không bị thần kinh, không bị hoang tưởng di chứng chó dại cắn, cô xin bố cho đi thi đại học và hứa chắc chắn sẽ thi đỗ.

Để bố tâm phục khẩu phục, Hằng quay ngoắt sang ôn thi khối A, ĐH Kinh tế quốc dân, cho dù năm trước cô thi khối C. Chỉ có 15 ngày ôn thi, kể từ khi xin bố, vậy mà Hằng đã thi đỗ với số điểm khá cao, 24 điểm.

Khi đó, Hằng đã là cộng tác viên của Viện Khoa học thể dục - thể thao. Một số cán bộ có tâm huyết của Bộ VH-TT đã đi theo Hằng để nghiên cứu rất tỉ mỉ về khả năng tìm mộ. Hằng đã nhờ những vị cán bộ này cho người về giúp cô khảo sát lại di tích lịch sử chùa Dầu quê cô có từ đời nhà Trần.

Hằng về, “nói chuyện” với những người xây chùa, tất nhiên là đã chết cách đây700 năm, trong đó có cả nhũ mẫu của Huyền Trân Công Chúa, là bà Phan Thị Vinh. Người xưa đã kể tỉ mỉ cho Hằng biết tòa sen như thế nào, bát hương ra sao, có bao nhiêu sắc phong từ các đời vua...

Những gì Hằng thu thập đều được các cơ quan quản lý văn hóa xác nhận đúng. Với những tài liệu, hiện vật thu thập được, Phòng văn hóa đã trình lên tỉnh,tỉnh trình lên bộ và sau đó chùa Dầu được công nhận là di tích lịch sử văn hóa.

Những gì Phan Thị Bích Hằng làm được cho đời thực sự trân trọng, không lý lẽ gì có thể bác bỏ. Đã có hàng ngàn gia đình tìm
lại được người thân, đã có cả ngàn hài cốt liệt sĩ được trở về đất mẹ
sau bao nhiêu năm nằm nơi rừng sâu núi thẳm, mà nhiều đồng đội, người
thân đi tìm không thấy.

Thậm chí, qua Bích Hằng, lịch sử đã phải viết thêm những trang hào hùng về trận đánh khốc liệt ở cánh rừng K'Nác,
huyện K'Bang, tỉnh Gia Lai. Nơi đây, dòng Đắk Lốp đã nhấn chìm 400 thi
thể chiến sĩ và cả những chiến công của họ nếu không có nhà ngoại cảm
Phan Thị Bích Hằng vượt rừng, lội suối tìm hài cốt của họ để đồng đội
đưa về nghĩa trang liệt sĩ, mang lại niềm an ủi cho các gia đình.
NHÀ NGOẠI CẢM PHAN THỊ BÍCH HẰNG ĐI TÌM MỘ PHẦN 1 4_anh-man636
Bích Hằng đang đi tìm mộ.

Sau khi Bích Hằng chôn cất thắp nhang,
người lính Sài Gòn này đã “dắt” Hằng đến bên bụi cây rất lớn và chỉ
chính xác chỗ anh bộ đội nằm và khi đào thì thấy ngay hài cốt. Hằng bảo
với dân làng: “Vậy là anh ta đã lấy công chuộc tội rồi, mọi người không
nên căm thù nữa nhé!”.

Những ngày đầu tiên đi tìm mộ đối với PhanThị Bích Hằng hết sức khó khăn. Khi đó, chị chưa biết “nói chuyện” với người đã chết, mà chỉ “nhìn” thấy hình dáng họ như thế nào mà thôi, họ già hay trẻ, da trắng hay đen, béo hay gầy và trên cơ thể có những đặc điểm gì đặc trưng. Chính vì thế, có những trường hợp trông hình thức thấy nhang nhác nhau dẫn đến nhầm lẫn đáng tiếc.

Đó là một kỷ niệm đi tìm liệt sĩ chống Pháp hy sinh ở trận Chùa Cao (Ninh Bình). Chị tìm thấy hài cốt liệt sĩ này ở dưới ruộng, gần bốt Chùa Cao. Chị “trông” thấy ông mặt vuông chữ điền, râu quai nón, rất giống con trai ông, nhờ Hằng tìm mộ. Bích Hằng khẳng định đúng là ngôi mộ của liệt sĩ và đề nghị gia đình đắp đất lên để hôm sau tiến hành đào hài cốt.

Tuy nhiên, đêm đó, khi đang ngủ, tự nhiên có một bác bộ đội đi cùng một người nữa giật giật chân kéo chị dậy và bảo: “Này này, cậu dậy đi tớ bảo cái này. Hôm nay cậu làm thế là không được nhé. Cậu nhầm rồi. Cậu lại chỉ mộ cậu liên lạc của tớ. May mà vợ con tớ chưa đem về đấy nhé. Nếu mà đem về nghĩa trang rồi thì hóa ra tớ vẫn phải nằm lại ngoài ruộng mà cậu liên lạc lại được cả nhà tớ kêu bằng bố.

Nhìn đây này, cậu iên lạc mới chỉ 23 tuổi, còn tớ đã ba mấy tuổi rồi. Tớ có cái mụn ruồi ở mũi, cậu nhìn thấy chưa, rất to. Ngày xưa bố vợ suýt không đồng ý gả con gái cho tớ vì bảo cái mụn ruồi ấy là chết yểu, con gái ông lấy tớ sẽ góa chồng sớm. Dù có cái mụn ruồi quái quỷ ấy nhưng tớ vẫn đẹp giai nên cô ấy vẫn mê và quyết lấy tớ. Đây này, nhìn nhé, ở cái chỗ đất này, tớ ném cành hoa vạn thọ ở chỗ này nhé. Mai cậu nhớ phải lên sớm không trẻ con nó nghịch lại lấy đi mất”.

Đúng như dặn dò, hôm sau Hằng dậy thật sớm, một mình đi xe xuống chỗ mô đất đắp hôm qua. Hằng chợt rùng mình vã mồ hôi giữa mùa đông giá rét khi thấy cách chỗ nấm đất khoảng 5m, trên nền cỏ ướt đẫm sương đêm có một cành cúc vạn thọ. Phía dưới cành cúc vạn thọ chị "nhìn thấy" hài cốt của người liệt sĩ chống Pháp mà đêm trước đã dựng chị dậy chỉ dẫn.

Ngay lập tức, chị đến gia đình xin lỗi và thuật lại chuyện liệt sĩ về báo cho chị tối hôm trước. Khi nghe Hằng kể đến đoạn nhìn thấy bác liệt sĩ có cái mụn ruồi to tướng trên cánh mũi thì bà cụ, là vợ của liệt sĩ òa lên khóc và khẳng định:
“Đúng là mộ chồng tôi rồi”.

Ngay hôm ấy, cả gia đình nhà nọ cùng đi đào chỗ Hằng chỉ và thấy ngay hài cốt. Hài cốt người chiến sĩ này nằm dưới mảnh ruộng mà từ nhiều năm nay người ta vẫn cày bừa, trồng cấy.
Sau đó, hài cốt đó được đưa về quê nhà, còn hài cốt người liên lạc được
đưa vào nghĩa trang Chùa Cao.

Trường hợp đầu tiên mà chị Bích
Hằng phát hiện ra khả năng "giao tiếp" của mình với các “vong” là khi
“gặp” mẹ của GS Mai Hữu Khuê, giảng viên Trường đại học Kinh tế Quốc
dân. Khi chị đi tìm, liền “thấy” một bà cụ. Đứng trước cụ, chị cảm thấy
như có tiếng nói, “thấy” cái miệng lắp bắp mà không hiểu cụ nói gì.

Chỗ
bà cụ nằm là một cái vũng nước rất bẩn. Hằng liền cất giọng: “Cụ ơi, cụ
nói cái gì đấy?”. Hằng đột nhiên “nghe thấy” cụ gọi: “Cháu ơi!”. Tim
chị như muốn vỡ ra vì sung sướng, bởi chị đã nghe được âm thanh phát ra
từ phía người chết.

Bà bảo: “Bà tên Kình, nhắn hộ cho bà là mộ bà
ở đây mà các con tìm mãi không thấy. Con bà là Khuê”. Nghe được thông
tin đó, Hằng kể lại cho dân làng. Dân làng bảo con bà ấy làm to lắm, rồi
họ nhắn cho ông Khuê về nhận mộ mẹ.

Từ khi “trò chuyện” được với
người chết, chị Hằng cứ lang thang đến khắp các ngôi mộ để “nghe” người
chết “nói”, rồi tìm cách chỉ dẫn cho thân nhân họ. Chính vì có khả năng
đặc biệt này mà Bộ môn Cận tâm lý, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con
người đã nghiên cứu đề tài TK06, có nghĩa là “tìm ngược”, tức người chết
tìm người sống.

Đề tài này đã thành công ngoài sức tưởng tượng.
Đã có rất nhiều liệt sĩ vô danh thông báo cho người nhà biết được mình
đang nằm ở đâu, đến để đào hài cốt đưa về quê thông qua các nhà ngoại
cảm.

Sự kiện gây xúc động lớn mới diễn ra gần đây là hành trình
xác định tên cho các liệt sĩ nằm dưới những ngôi mộ vô danh ở nghĩa
trang Điện Biên Phủ và cuộc “đi tìm” người thân, đồng đội còn sống của
các liệt sĩ thông qua các nhà ngoại cảm.

Hầu hết những cuộc nhắn
đi đến địa chỉ này, địa chỉ kia, tìm người này người kia... của người
chết đều chính xác đến kinh ngạc.

Cũng chính vì cách tìm ngược đó
mà Bích Hằng làm được những việc đáng trân trọng. Trong những chuyến đi
tìm mộ thất lạc cho gia đình nào đó, đều có rất nhiều người chết “đi
theo” nhờ cậy. Trên đường đi tìm mộ, cứ “thấy” chỗ nào có hài cốt, chị
thắp nén hương, “họ” liền túm ngay lấy, nói: “Tôi tên là thế này, người
nhà tôi là người này, ở nơi này...”.

Thế là cuối cùng gia đình
nhờ mình đi tìm mộ vẫn chưa tìm thấy thì đã lại tìm được cho nhiều người
khác. Để đi được đến nơi có ngôi mộ cần tìm thì phải trò chuyện, giúp
đỡ không biết bao nhiêu người.

Trong chuyến đi tìm mộ ở xã Vô
Tranh (Phú Lương, Thái Nguyên), chính qua những lời "nhắn nhủ" của người
âm dọc đường đi tìm mộ mà chị đã tìm thấy mộ cụ Lương Ngọc Quyến, lãnh
tụ cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên đầy bi tráng diễn ra năm 1917.

Những
người nằm dưới đất, nơi chị Hằng đi qua “nhắn” rằng: “Ở phía đồi bên
kia có một lão thành, là người có công với nước rất nhiều, nếu cháu có
thể quá bộ qua đó thăm ông ấy thì tốt”. Tuy nhiên, khi đó đường đi quá
xa, nên chị xin lỗi, từ chối, chỉ ghi lại thông tin mà “họ” cung cấp.
Chị còn phải đi tìm cho gia chủ, cho người nhờ mình xong đã.

Khi
về Hà Nội, từ những thông tin mà những người đã chết cung cấp, Hằng nhắn
cho anh Lương Quân, là cháu nội cụ Quyến. Một thời gian sau, Hằng tiếp
tục lên Thái Nguyên tìm mộ. Trong quá trình đi tìm lại gặp một “linh
hồn” và người này giới thiệu với chị là nhà báo Thôi Hữu, rồi ông lại
nhắn rằng: “Bên kia đồi có người đức cao vọng trọng, là cụ Lương Ngọc
Quyến”.

Vậy là hành trình tìm mộ cụ Lương Ngọc Quyến, người đã
yên nghỉ gần thế kỷ giữa cánh rừng đại ngàn đã diễn ra hết sức kỳ lạ,
xúc động.

Hồi đi tìm mộ cụ sư tổ chùa Vua, phố Thịnh Yên (Hà Nội)
để lại cho chị nhiều kỷ niệm nhất về lòng vị tha cũng như nghĩa tình
của... người chết. Trước đây chùa Cua rộng lắm, sau khi mất, cụ sư tổ
được an táng trong khuôn viên nhà chùa. Tuy nhiên, khi đất cát lên giá,
người dân lấn chiếm đất chùa, dựng nhà dựng cửa làm mất mộ cụ.

Bích
Hằng lội xuống hồ nước tìm nhưng không thấy. Đêm đó, nhà chùa thắp nến
sáng rực cả khu vực quanh chùa, thế rồi sư tổ lên gặp chị. Sư tổ “kể” tỉ
mỉ đã chết như thế nào. Cụ tên thật là Hoàng Đình Điều, người Lạng Sơn,
từng là một tướng quân, dưới quyền “Hùm xám Yên Thế” Hoàng Hoa Thám.

Sau
khi giặc Pháp bắt được cụ Đề Thám thì cũng bắt được cụ. Tuy nhiên, cụ
trốn được và tìm về chùa này tu. Dù tu thiền, song cụ vẫn hoạt động cách
mạng bằng cách nuôi giấu cán bộ. Trong số những cán bộ cách mạng được
cụ nuôi giấu ngày đó có cụ Nguyễn Phong Sắc, Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ, Chủ
tịch Phong trào Xôviết - Nghệ Tĩnh.

Cũng là cơ duyên, vì cụ
Nguyễn Phong Sắc đã được Bích Hằng tìm thấy năm 2002 và Tỉnh ủy Nghệ An
đã xây tượng đài cụ Nguyễn Phong Sắc ở xã Phúc Lộc, huyện Nghi Lộc. Cụ
“bảo”, mộ cụ hiện nằm dưới hai ngôi nhà, chứ chỗ mọi người đắp đất, thắp
hương không phải.

Khi đó, chị Hằng còn “nhìn thấy” hàng ngàn môn
sinh, những người tự vệ đỏ đứng xếp hàng lối nghiêm trang sau cụ sư tổ.
Những người đi theo cụ đều “tỏ ra” bất bình, vì cụ là người đức cao
vọng trọng, có công với cách mạng, vậy mà không những người đời không
biết đến mà lại bị người ta lấn chiếm đất xây đè lên.

Cụ “than”
với chị Hằng rằng, hai gia đình xây đè lên mộ cụ đều gặp những chuyện
tai ương, rồi làm ăn thất bát. Cụ thương họ lắm. Cụ là người xuất gia,
không muốn làm người đời phải khổ, việc hai gia đình nọ gặp nhiều chuyện
bất hạnh là do những nghĩa quân đi theo cụ bất bình nên mới gây ra như
vậy.

Cụ còn nói với chị Hằng: “Làm được cho đời mới tốt, chứ cái
thân xá lợi thì nghĩa lý gì”. Sư cụ không đồng ý cho mọi người đào bới
hài cốt cụ. Lúc đó, cụ Nguyễn Phong Sắc cũng về nói với Bích Hằng: “Cụ
nằm thế này không được, người ăn mày cũng còn được chôn cất tử tế, đằng
này là cụ...” .

Cụ sư tổ “kể” tiếp: khi an táng cụ chẳng có cái
gì, chỉ có mỗi nậm rượu chôn theo. Ngày đó, khi luyện võ xong, cụ thường
cùng cụ Đề Thám chén tạc chén thù. Khi chết, cái nậm rượu đó vẫn đeo
bên mình. Có thể xương cốt không còn, nhưng cái nậm rượu đó thì vẫn còn
nguyên vẹn.

Như vậy, theo Bích Hằng, dưới cõi âm, người chết vẫn
nhớ người sống. Tuy nhiên, dù theo đạo nào, “người âm” cũng mong người
đời không quên lãng họ. Họ sẽ còn sống đến khi ta còn nghĩ đến họ. Họ là
những người rất tình nghĩa.

Cụ sư tổ chết bao nhiêu năm rồi mà
vẫn “dặn dò” chị Hằng kỹ lưỡng, khi nào đi chùa, thì nhớ thắp hương cho
cả cụ Đề Thám, cho cả những nghĩa quân, chiến sĩ tự vệ đỏ, tự vệ thành.
Cụ cũng “kể” thêm rằng, cụ đã truyền hết võ nghệ cho Hoàng Hoa Phồn, chỉ
tiếc rằng anh ta không nối tiếp được sự nghiệp lừng lẫy mà lại chết
sớm... Khi nghe chị kể lại như vậy, những người được chứng kiến, có rất
nhiều cán bộ, các nhà sử học đều xúc động rơi nước mắt.

Hồi đi
tìm một chiến sĩ cách mạng ở công viên Lê Thị Riêng thì lại "thấy" một
lính Sài Gòn. Người lính ngụy ấy cứ níu chân chị để “nhờ” chị nhắn nhủ
mấy câu. Khi tìm thấy hài cốt của người lính ấy thì thấy chiếc dây
chuyền platin sáng lấp lánh.

Anh ta muốn “nhờ” chị nhắn vài lời
với gia đình nhưng lại sợ những liệt sĩ ở cạnh biết, tức là những chiến
sĩ cách mạng chôn gần đó. Nhưng cụ Phan Sào Nam hiện lên “nói”: “Khi về
cõi âm rồi thì không nên phân biệt bên này hay bên kia nữa. Chúng ta đều
là những linh hồn cần được giúp đỡ. Cậu cứ việc nhắn nhủ cho gia đình
đi”.

Bích Hằng kể rằng, chị “nhìn thấy” người lính Sài Gòn đó cứ
run rẩy, lóng ngóng, sợ sệt. Khi đó, cậu ta có “nói” với chị: “Nếu ai
thích chiếc dây chuyền thì có thể cho”. Trên chiếc dây chuyền đó có gắn
một miếng vàng rất đẹp, tuy nhiên, chẳng ai dám lấy cả. Thế là lại vùi
xuống chỗ cũ rồi ghi lại thông tin để báo cho gia đình người lính này
biết, vào mang hài cốt về.

Cuộc đi tìm kiếm mộ ở Vĩnh Thạnh, Bình
Định cũng là một kỷ niệm hết sức đáng nhớ của Bích Hằng. Khi đào mộ anh
bộ đội thì thấy cái biển tên ở trước ngực ghi là Trung tá Nguyễn Hữu
Túy tức là lính Sài Gòn. Mọi người đều giật mình, nhưng lại nghĩ, hay là
anh bộ đội lấy áo lính Sài Gòn mặc cải trang, rồi bị bắn chết.

Thế
nhưng, lúc đó chị nghe thấy “tiếng gọi” phát ra từ bụi cây: “Không
phải, tôi nằm bên này cơ!”. Lúc đó có một anh cùng trong đoàn đi đào mộ,
là xã đội trưởng ào đến căm phẫn hét lên: “Cái thằng này ác ôn lắm,
chính nó đã giết bố tôi đây”.

Anh kể rằng, hồi gần 10 tuổi, anh
tận mắt chứng kiến bọn lính Sài Gòn đóng đinh bố anh vào cây dừa và
chính tên Túy đã dùng lưỡi lê rạch từ ngực bố anh xuống rồi moi gan bố
anh ra ngoài. Khi đó, bố anh là cán bộ của ban tuyên huấn xã, tích cực
tuyên truyền cách mạng.

Anh căm phẫn, định lấy hòn đá ghè vào
đống xương cốt. Chị Hằng hết mực ngăn can: “Người ta bây giờ cũng chỉ
còn là nắm xương tàn. Anh có làm vậy bố anh cũng không sống lại được.
Tốt nhất là cứ bốc hài cốt người ta lên, chôn cất cẩn thận, rồi người ta
phù hộ cho, sau đó đi tìm tiếp mộ anh bộ đội giải phóng”.

Thế
nhưng, anh ta kiên quyết: “Ai làm việc đó thì làm, tôi nhất định không
làm”. Người dân ở đó cũng đều chứng kiến cảnh bọn lính Sài Gòn giết hại,
moi gan bố anh xã đội cùng 6 người khác nên rất căm phẫn, nhất định
không chôn hài cốt người lính này, mặc cho Hằng khuyên nhủ thế nào.

Cuối
cùng chị phải bỏ tiền, ra Quy Nhơn mua chiếc tiểu, bỏ hài cốt vào rồi
mai táng. Tuy nhiên, khi Hằng đặt bát hương, thắp hương thì mọi người
trong làng lại xô ra không cho chị thắp. Gia đình người lính kia đều ở
bên Mỹ cả nên không biết nhắn nhủ ra sao.

Khi đó, anh bộ đội hiện
lên “dặn” Hằng nói với mọi người thế này: “Nếu mọi người không thắp
hương cho anh ta thì anh bộ đội sẽ không cho tìm hài cốt của anh đâu.
Thắp cho anh ấy nén nhang thì anh ấy sẽ chỉ chính xác chỗ anh bộ đội
nằm”.

Nghe Bích Hằng nói vậy, người dân trong vùng mới cho cô
thắp nhang. Người lính Sài Gòn này đã “dắt” Hằng đến bên bụi cây rất lớn
và chỉ chính xác chỗ anh bộ đội nằm và khi đào thì thấy ngay hài cốt.
Hằng bảo với dân làng: “Vậy là anh ta đã lấy công chuộc tội rồi, mọi
người không nên căm thù nữa nhé!”.

Anh bộ đội “kể” với Bích Hằng,
hồi đó, anh là lính đặc công, bị Túy bắt được, nhưng khi hắn đang áp
giải thì anh đã sử dụng võ thuật đá văng khẩu súng, rồi cướp lưỡi lê của
nó giết nó luôn. Tuy nhiên, vừa giết được nó thì anh lại bị trúng đạn
bởi một tên đi phía sau.

Bích Hằng kể rằng: Quá trình đi tìm mộ
cực kỳ vất vả, nhiều khi phải đi bộ cả ngày trong rừng thẳm mới đến nơi
có hài cốt. Hầu hết các chiến sĩ chỉ được quấn tấm vải khi chôn, nên lúc
tìm thấy, tấm vải dù vẫn còn nguyên vẹn, nhưng hài cốt đã mủn, hoặc
thành đất cả rồi.

Chứng kiến những cảnh ấy thương lắm. Đó cũng
chính là động lực để chị quyết tâm hơn trên hành trình đi tìm mộ đầy vất
vả, gian nan. Đã có cả ngàn ngôi mộ được chị tìm thấy, và mỗi cuộc tìm
kiếm là một câu chuyện đầy xúc động.

Bích Hằng tâm sự: Trong các
cuộc tìm kiếm hài cốt cũng có nhiều chuyện buồn vì không phải cuộc tìm
kiếm nào cũng thành công. Nếu không tìm được mộ thì quả thực rất khó nói
với gia đình người quá cố, vì họ đặt niềm tin vào mình quá lớn.

Chị
cũng mong những gia đình mà chị không giúp được hãy thông cảm cho những
nhà ngoại cảm bởi không phải lúc nào cũng thành công.

NHÀ NGOẠI CẢM PHAN THỊ BÍCH HẰNG ĐI TÌM MỘ PHẦN 1 K7fko2mwa0m6
Anh Mẫn (bên phải) và Bích Hằng tại nghĩa trang liệt sĩ K'Bang.

Trong trận đánh K’nak tại Tây Nguyên, 400 chiến sĩ Quân giải phóng cùng
với hàng trăm du kích, dân công đã hy sinh. Sự thật bi tráng này sẽ bị
chôn vùi vĩnh viễn dưới dòng Đắk Lốp nếu không có hành trình tìm anh
trai đầy nước mắt của anh Phạm Văn Mẫn.

Trong kỳ trước của phóng
sự, tôi có nhắc đến công lao của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng với
việc dựng lại sự thật lịch sử của trận đánh K'Nak ở Tây Nguyên đầy bi
tráng. Trong trận đánh này, 400 chiến sĩ Quân giải phóng cùng với hàng
trăm du kích, dân công đã hy sinh dưới mưa bom bão đạn của địch.

Sự
thật bi tráng này sẽ bị chôn vùi vĩnh viễn dưới dòng Đắk Lốp nếu như
không có sự phát hiện của các nhà ngoại cảm và hành trình tìm anh trai
đầy nước mắt của anh Phạm Văn Mẫn, Giám đốc Công ty S-fone. Sau khi bài
báo phát hành, anh Mẫn và nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng gọi tôi đến
để cung cấp thêm những sự thật lịch sử và câu chuyện hết sức kỳ lạ này.

Tại
ngôi nhà 34 Hòa Mã, Hà Nội, vào ngày 7/3/2007, trong khói hương nghi
ngút, trầm mặc, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng chắp tay trước bàn thờ,
nói giọng nghèn nghẹn: “Kính mong anh Thành và vong linh các liệt sĩ
phù hộ để các nhà ngoại cảm tìm được nốt những liệt sĩ còn nằm dưới dòng
Đắk Lốp và trong rừng rậm K'Nak ở Tây Nguyên...”.

Anh Phạm Văn
Mẫn cũng chắp tay, nói với giọng thành kính: “Dù tìm thấy anh rồi nhưng
em sẽ vẫn tiếp tục đi tìm những liệt sĩ còn nằm lại ở K'Nak. Hàng năm,
em vẫn thực hiện lời anh dặn là vào K'Bang trong những ngày lễ, ngày
thương binh - liệt sĩ để thắp hương cho các liệt sĩ còn chưa tìm thấy
hài cốt để các liệt sĩ đỡ cô quạnh.

Cả nước sẽ chung tay đóng góp
xây dựng đài tưởng niệm và nghĩa trang liệt sĩ K'Bang để người đời sau
không quên các anh, các bác, các chú đã phải đổ xương máu như thế nào để
đất nước có được như ngày hôm nay...”.

Trở lại hành trình đi tìm
mộ liệt sĩ đầy nước mắt của anh Phạm Văn Mẫn. Anh Mẫn sinh ra trong một
gia đình nông dân nghèo ở Xuân Trung, Xuân Trường, Nam Định. Năm 1964,
khi Mẫn mới 10 tuổi, người anh Phạm Văn Thành lên đường nhập ngũ.

Anh
đi giữa lúc chiến trường vô cùng ác liệt. Gia đình chưa nhận được một
lá thư, một dòng nhắn gửi thì đã nhận được giấy báo tử. Sét đánh ngang
tai, người mẹ già im lặng, chiều chiều ra gốc đa đầu làng ngồi khóc, vái
lạy về phương Nam.

Cậu bé Mẫn thương anh mắt nhòe lệ. Cậu vẫn
nhớ cái ngày anh Thành lên đường nhập ngũ. Lúc lên xe, anh đã dúi vào
tay Mẫn nắm cơm, khẩu phần ăn mà đơn vị đã phát cho anh trước lúc lên
đường.

Ngay khi đất nước thống nhất, dù mới 21 tuổi, Mẫn vẫn
quyết chí ngang dọc Nam - Bắc đi tìm anh, cho dù trên tay chỉ có vẻn vẹn
một thông tin: “Hy sinh ở mặt trận phía Nam”. Ngày đó, có một nhân
chứng, hiện đã 80 tuổi nói mơ hồ rằng: “Có thể liệt sĩ Phạm Văn Thành đã
được an táng vào nghĩa trang nào đó rồi”.

Lúc bắt xe khách, khi
đi xe máy, lúc thì cuốc bộ dọc đường Trường Sơn, hễ gặp nghĩa trang nào
là anh Mẫn cũng rẽ vào và lần từng ngôi mộ để tìm tên Phạm Văn Thành.
Suốt bao nhiêu năm trời, cứ kiếm được đủ tiền tàu xe, anh lại lên đường.

Nhiều
khi cũng nản, nhưng mỗi lần về thăm quê, lại gặp người mẹ già ngồi ở
gốc đa đầu làng, đón anh hỏi về thông tin phần mộ anh Thành, anh lại
quyết tâm hơn. Những tháng năm vất vả tìm anh trai, thương mẹ già ngóng
đợi khiến mái tóc anh Mẫn bạc sớm. Giờ đây, ở cái tuổi ngoài 50, những
sợi tóc trắng đã trùm kín mái đầu.

Năm 1990, khi vào nghĩa trang
Vĩnh Thạnh (Bình Định), anh thấy một ngôi mộ đề: Liệt sĩ Phạm Văn Thành,
không quê quán, không ngày mất. Không hiểu vì sao, khi tìm thấy ngôi mộ
này, lòng anh trào dâng xúc động và rất tin tưởng đây là người anh trai
của mình.

Tuy nhiên, khi trình bày nguyện vọng được đưa hài cốt
“anh trai” về thì người quản trang từ chối kịch liệt, bởi anh không đưa
ra được bằng chứng nào khẳng định đây là ngôi mộ của anh trai anh. Còn
liệt sĩ có tên Phạm Văn Thành thì ở nước ta có đến cả trăm.

Không
có cách nào thuyết phục được người quản trang, anh Mẫn tiến hành... đào
trộm. Đêm ấy, nai nịt gọn gàng, cuốc xẻng sắc lẹm, đợi khi người quản
trang ngủ say, anh lẻn vào nghĩa trang.

Khi vừa chuẩn bị đào mộ
thì mây mù ùn ùn kéo đến che lấp ánh trăng, giông gió nổi lên, sấm chớp
đùng đùng rồi mưa như trút nước khiến anh không thể tiến hành đào mộ.
Đêm hôm sau, anh thuê thêm vài người nữa, cũng lẻn vào nghĩa trang lúc
ban đêm để đào trộm.

Đêm hôm đó giông gió cũng lại nổi lên, sấm
chớp đùng đùng, một tia sét đánh thẳng xuống khu nghĩa trang khiến mọi
người chạy tán loạn. Không nhụt chí, anh lại tiếp tục tiến hành đào trộm
khi đã có sự chuẩn bị chu đáo.

Lần này, dù trời có mưa cũng
quyết chí phải bốc được hài cốt anh lên đưa về quê hương. Thế nhưng,
đang đào dở thì bị người quản trang vác gậy đuổi. Ngẫm lại mọi sự kiện
xảy ra, anh Mẫn nghĩ rằng: phải chăng người nằm dưới mộ không phải anh
mình nên đã ngăn không cho mình mang về?

Thất vọng với suy nghĩ
ấy, vả lại người quản trang đã tỉnh táo hơn, nên không còn cách nào đào
trộm được, anh đành phải ra Bắc.

Một thời gian sau, lại có một
nhân chứng khẳng định: Anh Thành phải được an táng ở Tây Nguyên chứ
không phải ở Bình Định. Thế rồi, anh Mẫn lại tìm được ngôi mộ trong một
nghĩa trang ở Tây Nguyên, ghi: Trần Văn Thành, quê miền Bắc, hy sinh năm
1965.

Quê miền Bắc và năm hy sinh đã đúng, nhưng liệt sĩ này lại
là họ Trần chứ không phải họ Phạm. Với suy nghĩ, giấy báo tử có khi còn
nhầm tên họ, huống chi là tấm bia mộ, nhầm lẫn là chuyện thường, nên
anh rất tin người nằm dưới nấm mồ này là anh trai mình.

NHÀ NGOẠI CẢM PHAN THỊ BÍCH HẰNG ĐI TÌM MỘ PHẦN 1 M4tdawoo48zc
Bích Hằng đang tìm mộ liệt sĩ bên hồ Đắk Lốp.

Cũng lại như lần trước, người quản trang nhất định không cho anh mang
hài cốt về. Lúc này, anh đã có nhiều "kinh nghiệm" đào trộm mộ nên anh
tin chắc sẽ thành công.

Sau khi báo cáo với gia đình, chính quyền
xã Xuân Trung về việc... tìm thấy mộ liệt sĩ Phạm Văn Thành, anh Mẫn
tiếp tục lên đường vào Tây Nguyên. UBND xã đã chuẩn bị mọi thủ tục để tổ
chức thật long trọng lễ đón hài cốt liệt sĩ trở về quê hương.

Trong
chuyến đi ấy, chiếc xe khách anh Mẫn ngồi không hiểu sao đang chạy tự
dưng quay ngang ra giữa đường rồi chết máy. Mấy lần đào mộ cũng vậy, đều
gặp mưa gió, sấm chớp khiến anh không thể đào được.

Sau một lần
bị người quản trang tóm được dọa báo với công an thì cũng hết hy vọng
đào trộm luôn. Anh Mẫn nghĩ rằng, những lực cản vô hình đó đã nhắc nhở
anh rằng đó không phải là ngôi mộ của anh trai mình.

Đến năm
2000, sau khi việc tìm kiếm ở các nghĩa trang bế tắc, anh Mẫn quyết định
đi tìm gặp toàn bộ nhân chứng ở Quân khu V, từng biết đến trận đánh ở
K'Nak để nắm thông tin chính xác hơn.--PageBreak--

Anh đã gặp
được rất nhiều người ở mọi miền Tổ quốc, trong đó, lưu tâm nhất là cựu
chiến binh Nguyễn Trọng Ẩm, nguyên Tiểu đoàn phó, phụ trách hậu cứ. Ông
Ẩm khẳng định chính tay ông đã đào hố an táng anh Thành cùng 7 liệt sĩ
khác. Một vài nhân chứng nữa cũng khẳng định giống nhau là đã kéo được
thi thể anh Thành và 7 liệt sĩ nữa ra khỏi trận đánh và chôn cách mép
suối Đắk Lốp 25 m, gần trạm Trung phẫu.

Thế là hành trình đào đất
tìm mộ vô cùng gian khổ đã diễn ra. Cứ mỗi năm 5-6 lần, anh Mẫn lại
“trốn” cơ quan vào biệt Tây Nguyên, lội bộ trong rừng mấy tiếng đồng hồ
tìm đến dòng Đắk Lốp. Mỗi lần vào Tây Nguyên, anh lại tổ chức đón các
cựu chiến binh cùng đi, những người từng tham gia trận đánh và biết về
nơi chôn cất anh Thành.

Các nhân chứng đều đã già yếu, trí nhớ
giảm sút nên không nhớ chính xác địa điểm chôn vì sau 40 năm địa hình,
địa vật đã thay đổi quá nhiều. Dòng Đắk Lốp khi xưa giờ đã bị chặn lại
làm đập thủy điện và dự trữ nước. Thậm chí, cả trạm Trung phẫu giữa rừng
khi xưa họ cũng không nhớ chính xác chỗ nào nữa.

Tát biển mò
kim, anh Mẫn cứ căng dây từ mép suối lên bìa rừng 25 m rồi đào sâu xuống
lòng đất 2 m. Sau nhiều lần đào bới, một con hào có chỗ rộng đến gần 1
mét, dài hơn 500m hình thành bên dòng Đắk Lốp, anh Mẫn tốn kém không
biết bao nhiêu công sức, tiền của, nhưng tuyệt nhiên không thấy bộ hài
cốt nào.

Cũng từ những năm tháng bỏ công sức đi tìm anh trai, gặp
gỡ các nhân chứng lịch sử mà anh Mẫn mới biết đến một trận đánh khốc
liệt năm xưa. Và cũng chính từ cuộc đi tìm mộ đầy gian khổ của anh Mẫn
mà bức màn bí mật về trận đánh khốc liệt ở K'Nak đã được vén lên.

Cụm
cứ điểm K'Nak nằm trên một mỏm núi, thuộc huyện K'Bang (Gia Lai), cách
phía bắc thị trấn An Khê khoảng 25 km đường ôtô, 10 km đường rừng và vài
giờ đi bộ. Mỏm núi này được bao bọc bởi các thung lũng, khe suối, sình
lầy, có tác dụng cản đường tiến quân, tập kích của đối phương.

Từ
căn cứ này, qua đường không, địch có thể nhanh chóng kiểm soát các
hướng di chuyển của ta từ Bắc vào Nam và từ miền Trung lên Tây Nguyên.
Bằng đường bộ, địch có thể tập kích vào các hướng di chuyển của quân ta
từ Bình Định lên Pleiku.

Tại đây, quân địch đã xây dựng một cụm
cứ điểm bao gồm đồn lũy, trận địa pháo và nhiều hàng rào thép gai, bãi
mìn dày đặc để bảo vệ. Cách mỏm núi 2 km có mỏm núi cao hơn, được chúng
san bằng làm bãi đáp máy bay trực thăng và một trận địa pháo binh chi
viện cho K'Nak, cũng cách cứ điểm hơn 2 km.

Tại cứ điểm K'Nak
luôn có một tiểu đoàn, khoảng 450 đến 500 tên chiếm đóng, canh giữ
nghiêm ngặt. Quân ta đã nhiều lần tấn công cụm cứ điểm này nhưng toàn bị
địch đánh bật trở ra.

Đầu năm 1965, Bộ tư lệnh Quân khu V và Bộ
tư lệnh mặt trận Tây Nguyên quyết định tập trung lực lượng với quy mô
lớn nhằm tấn công san phẳng cứ địa này.

15h ngày 7/3/1965, quân
ta xuất phát từ căn cứ Kong Hà Nừng (Vĩnh Thạnh) tiến về địa điểm tập
kết đông K'Nak. 18h, quân ta tiến đến sát suối Đắk Lốp và 19h thì tiếp
cận mục tiêu. Tất cả các vị trí đều đã triển khai theo kế hoạch, chỉ còn
chờ hiệu lệnh là tấn công, chiếm lĩnh các điểm trọng yếu rồi đánh xốc
vào trung tâm căn cứ, khiến địch không kịp triển khai không lực.

Tuy
nhiên, vào lúc 23h30’, bộ đội ta vấp phải mìn nổ, mìn sáng. Địch lập
tức nhả đạn pháo trùm lên toàn bộ đội hình D904, E10. Tiến thoái lưỡng
nan, các đơn vị của ta chấp nhận hy sinh, dốc toàn lực vượt qua bão đạn,
tấn công vào các vị trí của địch.

Sau nhiều giờ chiến đấu dũng
cảm, quân ta đã đánh chiếm được điểm cao phía bắc và phía nam, nhưng
hướng chủ yếu ở giữa chỉ chiếm được một nửa và đã bị quân địch nhả đạn
như mưa rào từ các hầm cố thủ, khiến thương vong rất nặng.

Tham
mưu trưởng Lê Sơn Hổ cùng trợ lý tác chiến Bình lao lên tổ chức số cán
bộ, chiến sĩ còn lại ở điểm cao phía bắc để đánh sang khu trung tâm, nơi
có hệ thống hầm hào cố thủ. Tuy nhiên, mới bắt đầu tấn công, hai đồng
chí Hổ và Bình đã bị trúng đạn.

Sau đó các chiến sĩ quyết tử xông
lên cũng đều ngã xuống bởi hỏa lực dữ dội của địch. Đến 0h30’ ngày
8/3/1965, quân ta thương vong nhiều. Địch tổ chức lực lượng phản kích
khiến lực lượng còn lại của ta tiếp tục hy sinh...

Trước khi quân
ta tổ chức tấn công, đồng chí Nguyễn Trọng Ẩm đã chỉ đạo đào sẵn 50
huyệt bên suối Đắk Lốp, cạnh trạm Trung phẫu, cách vị trí địch 8 km để
mai táng liệt sĩ sau trận đánh.

Chỉ có 8 thi thể liệt sĩ là được
mai táng, trong đó có liệt sĩ Phạm Văn Thành và Tiểu đoàn trưởng Ngô
Trọng Đãi. 8 đồng chí bị hy sinh ngay từ đầu trận đánh nên mới đưa ra
được phía sau để chôn cất. Về sau, địch phản kích anh em hy sinh gần
hết, lực lượng cứu thương cùng dân công hỏa tuyến cũng hy sinh nên không
còn người cấp cứu và tải thương ra.

Theo tổng kết từ các đề tài
nghiên cứu khả năng tìm mộ thành công của các nhà ngoại cảm chỉ đạt 60%.
Tuy nhiên, 40% còn lại không phải hoàn toàn do lỗi của các nhà ngoại
cảm mà có nhiều nguyên nhân như: Địa điểm có hài cốt (nơi có nhiều loại
sóng, tia đất làm nhiễu xạ thông tin thì khó tìm - PV); sự kiên nhẫn của
người đi tìm (nếu người đi tìm mộ không kiên trì, thành tâm hướng đến
người chết, tin tưởng vào nhà ngoại cảm thì nhà ngoại cảm rất khó thu
nhận thông tin, hoặc thu nhận không chính xác); đặc biệt, những người
hay nản chí, phát biểu thiếu xây dựng... không khác gì “khủng bố” (từ
của Bích Hằng) các nhà ngoại cảm, khiến họ mất hết khả năng.
Các nhà
khoa học ở Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người, các nhà ngoại cảm,
thân nhân liệt sĩ trong trận đánh K'Nak và Chuyên đề ANTG kêu gọi bạn
đọc cả nước chung tay đóng góp xây dựng đài tưởng niệm tại K'Nak và tân
trang, mở rộng nghĩa trang liệt sĩ K'Bang.
Hiện tại nghĩa trang liệt
sĩ K'Bang quá nhỏ, trong khi đó, các nhà ngoại cảm vẫn đang tiếp tục tìm
kiếm và sẽ còn tìm thấy hàng trăm liệt sĩ nữa trong rừng sâu K'Nak

NHÀ NGOẠI CẢM PHAN THỊ BÍCH HẰNG ĐI TÌM MỘ PHẦN 1 Bveluaa32v11
Lễ đưa các liệt sĩ tìm thấy dưới hồ Đắk Lốp về quê nhà.

Theo “chỉ dẫn” của liệt sĩ Đãi, Bích Hằng đã xác định được một vị trí
bên dòng suối, trong lùm cây rậm, có gò mối lớn. Tại đây, tìm được 22 bộ
hài cốt liệt sĩ. Tại một vị trí khác, bên dãy cây bạch đàn, tìm thêm
được 12 bộ hài cốt nữa.

Sau gần 30 năm một mình đi tìm mộ anh
trai mà không thấy, anh Phạm Văn Mẫn đã làm đơn gửi bộ môn Cận tâm lý.
Xét thấy việc đi tìm mộ của anh Mẫn có thể mở ra một cuộc tìm kiếm liệt
sĩ quy mô lớn, Bộ môn đã thành lập đoàn tìm mộ gồm 3 nhà ngoại cảm là
Phan Thị Bích Hằng, Thẩm Thúy Hoàn, Nguyễn Khắc Bảy, do Đại tá Hàn Thụy
Vũ phụ trách. Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh làm trưởng đoàn và có rất
nhiều nhân chứng cùng tham gia.

Trước khi lên đường vào Tây
Nguyên, Thiếu tướng Chu Phác, Đại tá Hàn Thụy Vũ và anh Mẫn đã đến nhà
Bích Hằng để “mời” vong linh liệt sĩ Ngô Trọng Đãi và Phạm Văn Thành về
xin ý kiến. Trong bảng lảng hương khói thành kính, Bích Hằng chắp tay
trước ngực, mắt đăm chiêu nhìn vào di ảnh đã ố vàng của hai liệt sĩ.

Anh
Mẫn cũng chắp tay vái lạy và nói trong nước mắt: “Thưa bác Ngô Trọng
Đãi và anh Thành! Nhiều năm qua cháu không lúc nào nguôi nhớ về anh
Thành và các bác. Cháu đã đi tìm nhiều lần nhưng vẫn chưa tìm được mặc
dù đã có rất nhiều nhân chứng chỉ chỗ chôn cất.

Cháu cắn răng,
cắn cỏ vái lạy bác linh thiêng giúp đỡ tìm được mộ anh cháu và các bác.
Dù vất vả, gian khổ thế nào cháu cũng sẽ quyết tâm hoàn thành. Nếu không
tìm được sớm thì rồi cha mẹ già cháu không biết có chờ được nữa không,
các cụ đều đã 85 - 90 tuổi rồi...”.

Sau nửa phút im lặng chờ đợi
tưởng như nghẹt thở, khuôn mặt Bích Hằng đột nhiên hớn hở: “Cháu chào
bác Đãi!”. Sau đó Hằng liên tục “dạ, vâng”. Qua Bích Hằng, Thiếu tướng
Chu Phác và anh Mẫn thay nhau “hỏi” chuyện liệt sĩ Đãi. Cuộc “chuyện
trò” đã diễn ra suốt 2 tiếng đồng hồ với rất nhiều nước mắt lăn tràn
trên đôi má xạm đen của anh Mẫn, người đã dành cả cuộc đời trai trẻ đi
tìm anh.

Trong những thông tin mà liệt sĩ Ngô Trọng Đãi “cung
cấp” có một số thông tin đáng chú ý mà mọi người ghi chép lại rất cẩn
thận: “Tọa độ các đồng chí xác định là đúng, nơi trạm Trung phẫu an táng
8 người, nhưng địa điểm cụ thể thì chưa đúng, phải lùi về phía suối
nữa, nơi có nhiều cây le gần sát nước.

Trước đây mai táng cách
suối khoảng 25m, nhưng đấy là lúc suối cạn, bây giờ suối ngập nhiều. Lần
nào cậu vào K'Nak tìm kiếm anh em liệt sĩ cũng biết. Sự hiện diện của
cậu bao nhiêu năm nay ở núi rừng K'Bang là nguồn động viên rất lớn đối
với anh em liệt sĩ vì anh em tin rằng nhờ cậu mà có thể có cơ hội được
về quê. Nhưng cậu chỉ tìm anh cậu còn bỏ mặc những người khác thì làm
sao tìm được”.

Khi những hạt mưa xuân lắc rắc trên đường phố Hà
Nội thì đoàn tìm kiếm hài cốt liệt sĩ bắt đầu lên đường. Trong số nhân
chứng đi cùng hôm đó có cựu chiến binh Nguyễn Văn Cán, hiện đã 75 tuổi.
Khi vào đến K'Nak, ông như đang sống lại với trận đánh đầy bi tráng của
40 năm trước, với máu đồng đội nhuộm đỏ chiến hào.
Trong nước mắt
chứa chan, ông kể: “Lúc đó, hỏa lực địch trùm lên trận địa, pháo, rốckét
cày xới từng miếng đất khiến quân ta thương vong quá nhiều. Tôi phải
điện báo cáo với cấp trên nhưng chưa kịp nói thì Tiểu đoàn trưởng Ngô
Trọng Đãi giật lấy bộ đàm từ tay tôi để xin ý kiến chỉ đạo. Anh nói chưa
dứt câu thì một quả đạn cối của địch nổ ngay trước mặt.

Tôi vẫn
còn nhớ như in hình ảnh bụng anh Đãi bị phá một mảng lớn, máu chảy xối
xả, ruột lòi cả ra ngoài. Tôi phải xếp ruột anh lại, xé áo buộc chặt
bụng anh. Vết thương quá nặng, anh nhìn tôi, nắm chặt tay tôi, môi mấp
máy như muốn dặn dò điều gì, nhưng không thốt ra được lời nào. Sau đó
dân quân hỏa tuyến chuyển anh ra trạm Trung phẫu cấp cứu, nhưng đi đến
nửa đường thì anh tắt thở...”.

Ngay khi lội rừng vào đến K'Nak,
đoàn tìm kiếm hài cốt tiến hành công việc ngay. Tuy nhiên, mọi người đào
bới loanh quanh suốt cả ngày mà không thấy dấu hiệu gì. Điều kỳ lạ là
các nhà ngoại cảm cũng mất hết thông tin, có chăng thì rất mờ nhạt.

Bích
Hằng và Thẩm Thúy Hoàn cũng chỉ một số địa điểm theo cảm tính, nhưng
đào lên chỉ thấy đất đá mà thôi. Cả ba nhà ngoại cảm làm lễ bên suối gọi
“vong” lên hỏi thông tin, nhưng gọi mãi không được. Trời tối, công việc
tìm kiếm phải tạm dừng.

Cũng trong đêm ấy, tại nhà nghỉ, Thẩm
Thúy Hoàn mới gặp được “vong” liệt sĩ Ngô Trọng Đãi. Liệt sĩ Đãi “dặn”
rằng: “Triển khai đào xuống phía dưới, không đào ở trên cao. Nhưng phải
tiến hành tìm các liệt sĩ khác rồi mới tìm được tôi và anh Thành. Nếu
không sẽ không có ai tìm những anh em còn lại nữa”. Cùng thời gian đó,
liệt sĩ Đãi “gặp” Bích Hằng “dặn” thêm: “Cháu yên tâm, không đi nhầm
đâu. Sát mép bờ suối còn nhiều anh em lắm, cố tìm hết nhé”.

Ngày
hôm sau, các nhà ngoại cảm chia làm hai nhóm nhằm mở rộng phạm vi tìm
kiếm hàng trăm liệt sĩ còn nằm quanh vị trí K'Nak. Thẩm Thúy Hoàn,
Nguyễn Khắc Bảy theo dõi việc khai quật ở khu vực trạm Trung phẫu. Nhóm
Phan Thị Bích Hằng cùng một số nhân chứng khảo sát ở khu vực quanh
K'Nak.

Theo “chỉ dẫn” của liệt sĩ Đãi, Bích Hằng đã xác định được
một vị trí bên dòng suối, trong lùm cây rậm, có gò mối lớn. Tại đây,
tìm được 22 bộ hài cốt liệt sĩ. Tại một vị trí khác, bên dãy cây bạch
đàn, tìm thêm được 12 bộ hài cốt nữa.

Cũng trong ngày hôm đó,
Thẩm Thúy Hoàn tìm được hài cốt 5 liệt sĩ. Đặc biệt, chị đã xác định
được một địa điểm giữa ruộng ngô nhà dân, bên bờ suối, phía ngoài là
rừng cây báng súng. Khi đào địa điểm này lên, tìm được 37 hài cốt liệt
sĩ.

Ngày hôm sau, Thúy Hoàn và Bích Hằng lại tìm được thêm 6 liệt
sĩ bên lề đường dẫn vào một lâm trường... Tổng cộng, trong vài ngày
ngắn ngủi của đợt đầu tiên đoàn tìm mộ ở K'Bang đã tìm được gần 100 hài
cốt liệt sĩ trong các hố chôn tập thể. Điều khó tin nhất là các nhà
ngoại cảm xắp xếp xương cốt của từng người rất chính xác, mặc dù các
liệt sĩ được chôn tập thể, xương cốt lẫn lộn.

Cũng trong ngày
cuối của đợt tìm mộ đầu tiên, liệt sĩ Đãi đã “hướng dẫn” Bích Hằng xác
định tọa độ nơi 8 liệt sĩ nằm. Anh Mẫn kiếm chiếc ghe chở Bích Hằng ra
giữa hồ và chị đã cắm 8 chiếc cọc xuống đáy hồ nước mênh mông.

Tuy
nhiên, khi đó nước hồ quá lớn, không thể lặn xuống hồ đào được, mà xả
nước hồ thì ảnh hưởng đến đời sống của người dân ở thị trấn K'Nak, do
vậy, đoàn phải rút về Hà Nội.

Vài tháng sau, nhân dịp vào Đà Nẵng
công tác, anh Mẫn đã ghé qua K'Bang. Phát hiện ra suối Đắk Lốp cạn trơ
đáy, hồ nước cũng khá cạn nên anh đã báo cho bộ môn Cận tâm lý. Khi đó,
nhà ngoại cảm Bích Hằng đi nước ngoài, nên Thẩm Thúy Hoàn lên đường vào
ngay K'Nak.

Nói là hồ cạn, nhưng từ mặt nước đến đáy vẫn sâu 5 - 6
m. Anh Mẫn và một người bạn là cảnh sát đặc nhiệm cùng buộc dây thừng,
ôm đá lặn xuống đáy hồ móc gỗ, đá, lá cây chèn kín miệng đập. Cứ lặn
ngụp như vậy suốt 2 ngày, moi lên vài tấn rác mới mở được cửa xả nước.

Khi
lòng hồ trơ đáy thì mọi người tiến hành đào bới quanh chỗ Bích Hằng cắm
cọc mấy tháng trước. Tuy nhiên, đào bới suốt 4 ngày trời, hố đào đã
rộng đến gần trăm mét vuông mà vẫn không thấy bộ hài cốt nào. Đúng lúc
mọi người tỏ ra chán nản thì mây đen ùn ùn kéo đến.

Nếu mưa lớn
thì hồ nước lại ngập mênh mông, không biết khi nào mới có cơ hội tiếp
tục khai quật. Anh Mẫn nước mắt ròng ròng quỳ xuống trách các vong linh
liệt sĩ: “Cháu vào đây làm những việc chưa ai từng làm để tìm anh cháu
và các chú, các bác. Vậy mà các bác không thương cháu. Lần này lại phải
về không rồi”.

Anh vừa dứt câu khấn thì một chiến sĩ reo lên:
“Thấy rồi anh Mẫn ơi!”. Không ngờ, cậu chiến sĩ trẻ chỉ đào loanh quanh
chỗ mọi người đã đào mà lại phát hiện ra một mẩu xương trắng lốp, rồi
sau đó, 8 bộ hài cốt lần lượt hiện ra dù chẳng còn được là bao, sau 40
năm nằm dưới lòng đất và lòng hồ.

Sau lần tìm được 8 liệt sĩ dưới
đáy hồ, đoàn tìm mộ cùng các nhà ngoại cảm còn có 4 lần nữa vào K'Bang
và tổng số liệt sĩ đã tìm được là 300.

Những lý giải bước đầu của các nhà khoa học
Theo Thiếu
tướng Chu Phác, Chủ nhiệm bộ môn Cận tâm lý Trung tâm Nghiên cứu tiềm
năng con người thì: “Việc “thấy” của các nhà ngoại cảm xét dưới góc độ
khoa học hiện đại thực ra là hiện tượng “Thiên nhãn thông”, một trong 10
lợi ích của thiền định”.

GS-TS Nguyễn Ngọc Kha có quan điểm: “Cơ
sở của hiện tượng này là “tổ chức lưới” đặc biệt dưới vỏ não đã tạo ra
“trực giác xuất thần”. Ở một số người mà hệ thần kinh đã chịu những sang
chấn đặc biệt như: chết lâm sàng, điện giật hoặc bị chấn thương quá
nặng... những sang chấn đó được hoạt hóa vùng dưới vỏ não, tương tác
mạnh với vỏ não làm xuất hiện ra ngoài những khả năng đặc biệt".

Trong
số những lý giải của các nhà khoa học về hiện tượng đầy bí ẩn này, lý
giải của GS Đào Vọng Đức, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con
người, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý, được nhiều nhà khoa học đánh giá
cao.

Bản thân ông cũng đã kiên trì tập luyện để không những tìm
ra lời giải mà còn mong biến mình thành một người cũng có... khả năng
đặc biệt. Mỗi ngày ông thường ngồi thiền định hàng giờ đồng hồ và đôi
lúc đã “nhìn thấy, nghe thấy...”. Một số cán bộ ở Trung tâm bật mí với
tôi rằng, GS Đức có thể nhập định ở cấp 13 và năng lượng của ông khiến
một số cây cỏ héo rũ sống lại được.

Theo GS Đào Vọng Đức, vũ trụ
có 4 loại tương tác, gồm: tương tác mạnh, tương tác yếu, tương tác điện
tử và tương tác hấp dẫn. Trong đó, tương tác hấp dẫn là gần gũi nhất.
Thống nhất được các loại tương tác này là một sự thăng hoa của vũ trụ.

Thuyết
Đại thống nhất sẽ là học thuyết của mọi thứ. Một phương hướng hiện nay
được xem là có nhiều triển vọng để xây dựng thuyết Đại thống nhất là lý
thuyết Dây, mà nền tảng là lý thuyết Trường lượng tử (vấn đề này tác giả
sẽ phân tích kỹ vào dịp khác). Trong lý thuyết Dây, nhất thiết phải có
các trường “Vong” (ghost) giữ vai trò chủ chốt trong các cấu trúc, chỉ
đạo chi phối tương tác nhưng lại không xuất hiện một cách tường minh.


thuyết Đại thống nhất lượng tử trong không - thời gian 11 chiều sẽ bao
gồm cả 4 loại tương tác trong vũ trụ. Vậy thì ngoài không gian 4 chiều
như chúng ta vẫn hiểu thì còn không gian nào nữa? Về lý thuyết, vật thể
vi mô có kích cỡ 0,000000000001cm, chuyển động không theo bất cứ một quỹ
đạo xác định nào, có nghĩa là chúng có thể chuyển từ vị trí này sang vị
trí khác theo vô số con đường cùng một lúc.

Cũng như vậy, vật
thể vi mô có thể cùng một lúc có mặt tại vô số vị trí khác nhau, cùng
một lúc ở vô số trạng thái khác nhau. Thế giới huyền bí mà các nhà ngoại
cảm tiếp cận được chính là thế giới vi mô này. Thế giới này không phải
là năng lượng, tốc độ, tự nhiên nữa mà là siêu năng lượng, siêu tốc độ,
siêu tự nhiên.

Như vậy, đối với thế giới huyền bí, mà các nhà
ngoại cảm, bằng khả năng đặc biệt có thể tiếp cận được, sẽ không còn
khái niệm thời gian, không gian nữa.

Một nhà bác học người Nga,
đồng Chủ tịch Hội nghị Quốc tế về thông tin lượng tử có nói: “Biết đâu
trong quá trình tạo ra loài người, tạo hóa đã từng gắn một máy tính
lượng tử vào não con người?”.

Ông Đức cho rằng, nếu trong não
người có một tri thức mà các nhà khoa học quốc tế gọi là máy tính lượng
tử thì hiện tại, với con người bình thường hiện nay, máy tính lượng tử
đang nằm ở phần vô thức trong não bộ.

Nếu làm sống dậy được máy
tính lượn
Về Đầu Trang Go down
 
NHÀ NGOẠI CẢM PHAN THỊ BÍCH HẰNG ĐI TÌM MỘ PHẦN 1
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» NHÀ NGOẠI CẢM PHAN THỊ BÍCH HẰNG ĐI TÌM MỘ PHẦN 2
» HƯỚNG DẪN XEM BÓNG ĐÁ NGOẠI HẠNG ANH BẰNG INTERNET
» PHẢN XẠ NGẪU NHIÊN LIÊN TỤC-p2 Học tiếng Nhật mới
» VIDEO CLIP ĂN TRỘM ĐIỆN THOẠI TRONG CỦA HÀNG DI ĐỘNG

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: THƯ GIÃN GIAO LƯU BÌNH LUẬN-
Chuyển đến 
Powered by: Nguyễn Anh Phương VNPT Vũ Thư
Version 2.0, Copyright all
Bản Quyền Thuộc Về Nguyễn Anh Phương VNPT Vũ Thư. Website http://vienthongvuthu.com

Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất